Phòng thờ là một không gian đặc biệt trong căn nhà, cần được thiết kế theo nguyên tắc để đảm bảo sự nghiêm trang cần có. Vậy những nguyên tắc thiết kế phòng thờ là gì? Trong bài viết dưới đây, Chánh Tâm sẽ giúp quý khách tổng hợp các tiêu chuẩn thiết kế không gian thờ cúng nhé!
Nguyên tắc về vị trí đặt phòng thờ trong nhà
Vị trí đặt phòng thờ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mệnh gia chủ, điều kiện thực tế căn nhà, kinh phí,… Những căn nhà phố cao tầng, hoặc biệt thự rộng, thường sẽ có phòng thờ riêng biệt để thuận tiện trong việc làm lễ và đảm bảo sự trang nghiêm nhất định. Với căn hộ chung cư, nơi thờ cúng sẽ đặt ngay tại phòng khách, sử dụng bàn thờ treo để tiết kiệm diện tích.
Ngoài ra, gia chủ cần chú ý một số nguyên tắc thiết kế phòng thờ như sau:
- Không nên đặt phòng thờ gần nhà vệ sinh, hoặc những nơi mang tính chất ô uế.
- Không nên đặt phòng thờ ở trung tâm ngôi nhà vì đây là nơi tụ khí, dễ gây xáo trộn các nguồn năng lượng.
- Không đặt phòng thờ đối diện cửa chính, theo quan điểm phong thủy thì điều này sẽ làm gia đình hao tổn vượng khí, dễ gặp khó khăn, bất trắc.
- Không nên đặt phòng thờ tại những nơi có tính “dương” đón nắng gió, bởi bàn thờ mang tính “âm”.

Nguyên tắc về ánh sáng trong phòng thờ
Phòng thờ là nơi trang nghiêm, nên sử dụng các loại đèn màu sắc ấm để tạo cảm giác ấm áp cho không gian. Một nguyên tắc thiết kế phòng thờ khác mà gia chủ không nên bỏ qua là chỉ nên lắp 2 – 3 loại đèn, tránh lắp quá nhiều. Ngoài ra, đèn không nên chiếu thẳng vào người ngồi hành lễ cúng bái.
Hơn nữa, các loại đèn phải tương xứng với phòng, không nên quá chênh lệch gây mất hài hòa. Ví dụ, phòng thờ lớn nhưng hệ thống đèn quá nhỏ thì sẽ không đủ ánh sáng, làm không gian trở nên tối tăm.

Nguyên tắc về diện tích phòng thờ
Khi thiết kế phòng thờ, gia chủ sẽ sử dụng lỗ ban làm công cụ để tính toán kích thước phù hợp. Diện tích phòng thờ phổ biến nhất là 5m2, 7m2 hoặc 10m2. Ngoài ra, không có quy định cụ thể về diện tích phòng thờ, mà sẽ phụ thuộc vào quy mô ngôi nhà cũng như sở thích cá nhân.
Tuy nhiên, gia chủ có thể tham khảo một số nguyên tắc thiết kế phòng thờ sau đây:
- Tính kích thước cửa: Chiều cao cửa nên rơi vào khoảng từ 1.90m – 2.10m, chiều rộng 0.80m – 1.22m. Cửa không nên quá cao hoặc quá thấp, tránh gây áp lực và hạn chế sự lưu thông của không khí.
- Chiều cao trần: Chiều cao trần phòng thờ không được thấp hơn các phòng khác, lý tưởng nhất là 3m – 3.3m – 3.5m. Đây là kích thước đẹp theo phong thủy, hơn nữa tạo cho căn phòng cảm giác thông thoáng, không bị bí bách.
- Diện tích phòng: Diện tích phòng thờ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng tối thiểu nên từ 4m2 và rộng nhất là 10m2. Những gia đình đông thành viên với lễ cúng nhiều người tham dự thì có thể chọn diện tích lớn.

Nguyên tắc thiết kế nội thất phòng thờ
Nội thất là một yếu tố quan trọng khi tìm hiểu nguyên tắc thiết kế phòng thờ. Ví dụ, nội thất phòng thờ không nên là gam màu quá nóng, quá rực rỡ hoặc quá u tối, tốt nhất là những màu nhẹ nhàng, tinh tế, hợp bản mệnh gia chủ. Để mọi thứ chuẩn và hoàn hảo nhất, gia chủ có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia phong thủy hoặc nhờ đơn vị thiết kế – thi công không gian thờ.

Nguyên tắc thiết kế bàn thờ
Không gian thờ nhỏ hẹp thường sẽ sử dụng bàn thờ treo. Kích thước bàn thờ treo có thể là Sâu 480mm – Rộng 880mm (tượng trưng cho hạnh phúc), Sâu 495mm – Rộng 950mm hoặc Sâu 560mm – Rộng 950mm (tượng trưng cho thịnh vượng), Sâu 610mm – 1070mm (tượng trưng cho tài lộc và quý tử).
Đối với bàn thờ đứng, gia chủ có thể áp dụng kích thước Cao 1270mm, Sâu 610mm – 810mm, Rộng 890mm – 1070mm – 1270mm – 1530mm – 1760mm. Về màu sắc, bàn thờ nên chọn gam màu tối hoặc sáng nhẹ theo màu nguyên bản của gỗ, phổ biến như màu óc chó, màu cánh gián, màu nâu đỏ, màu trần sồi,…
Về chất liệu, chất liệu thiết kế phòng thờ và bàn thờ có thể là gỗ nhân tạo MDF hoặc gỗ tự nhiên. Một số dòng gỗ tự nhiên được sử dụng nhiều là gỗ sồi, gỗ hương, gỗ thông, gỗ gụ, gỗ mít,… Nguyên tắc thiết kế phòng thờ là nên dùng các loại gỗ có mùi hương nhẹ nhàng, đặc biệt là không dùng gỗ đã qua sử dụng.

Trên đây là tổng hợp một số nguyên tắc thiết kế phòng thờ mà gia chủ nên biết. Hy vọng bài viết này hữu ích với quý khách và hãy tiếp tục theo dõi Chánh Tâm trong thời gian sắp tới nhé!