Bàn thờ là nơi linh thiêng, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, ông bà và các vị thần linh. Việc bài trí bàn thờ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn góp phần tạo nên không gian trang trọng, hài hòa trong ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững những nguyên tắc bài trí bàn thờ đúng cách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên tắc bài trí bàn thờ sao cho chuẩn mực, thể hiện sự tôn kính và mang lại sự bình an, may mắn cho gia đình. Hãy cùng theo dõi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích từ Chánh Tâm!

Ý nghĩa của việc bài trí bàn thờ

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống, giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người Việt. Ta tin rằng tổ tiên của mình dù đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn luôn ở bên con cháu, phù hộ khi gặp tai ách, khó khăn và quở trách khi làm điều sai trái.

Từ xưa đến nay, người Việt Nam luôn trân trọng và đặt chữ Hiếu lên hàng đầu. Chính vì thế, tục thờ cúng tổ tiên được truyền lại từ đời này sang đời khác, không những không mai một mà ngày càng phát triển, thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thời đại, nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt. Việc thờ cúng và các nguyên tắc bài trí bàn thờ luôn được chú trọng, đảm bảo sự cẩn thận và trang trọng. Một không gian thờ được bài trí đúng nguyên tắc không chỉ thể hiện lòng biết ơn và sự chu toàn của gia chủ mà còn mang lại sự bình an, may mắn cho cả gia đình.

Ý nghĩa của việc bài trí bàn thờ
Việc bài trí bàn thờ chỉn chu thể hiện lòng biết ơn và sự chu toàn của gia chủ

Các loại bàn thờ theo phong tục tập quán người Việt

Với sự giao thoa giữa nhiều loại văn hóa, tôn giáo, phong tục, tập quán. Ngoài bàn thờ gia tiên ở chính giữa ngôi nhà chính, các gia đình Việt Nam còn có nhiều loại bàn thờ khác: bàn thờ Thổ công, bàn thờ Ông Địa, bàn thờ Phật, bàn thờ Thần Tài. Những gia đình theo đạo Phật thường có thêm bàn thờ Phật bên cạnh bàn thờ gia tiên, những hộ gia đình làm ăn kinh doanh thường có bàn thờ Thần Tài ngay cạnh góc cửa ra vào.

Mỗi bàn thờ trang trí một lối khác, không bàn thờ nào giống bàn thờ nào, tuy về bố cục trông các bàn thờ có vẻ giống nhau, đều có bình hương, bài vị, đèn nến …Tùy theo từng loại, cách bài trí bàn thờ và vật dụng thờ cúng cần tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo sự phù hợp với tín ngưỡng và phong tục mỗi gia đình

Bàn thờ Phật

Chúng ta thờ Phật là luôn muốn có được bên mình ngọn đẹn trí tuệ của Ngài, hưởng cái từ bi của Ngải, để nhìn Ngài mà soi rọi lại những hành vi, suy nghĩ của chúng ta. Nếu Phật tử muốn thờ tất cả Phật trong ba đời  thì nên thờ Đức Phật Thíc Ca, Đức A-Di-Đà và Đức Di-Lặc, còn gọi là thờ ” Tam Thế Phật”.

Ba vị Phật phải được sắp đặt chung ở một bàn. Nếu ảnh hay tranh lồng kính thì nên treo ngay thẳng, không được cái cao cái thấp, cũng không được cái to, cái bé. Bàn thờ Phật phải đặt chính giữa ngôi nhà, bàn thờ gia tiên ở phía dưới hoặc sau đúng câu: “Tiền Phật hậu Linh”. Tại bàn thờ Phật, theo nguyên tắc bài trí bàn thờ không nên để tạp vật nào khác ngoài bình hoa, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Khi cúng Phật chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, quả tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ. Bàn thờ Phật nên tìm chỗ thanh tịnh nhất, trang nghiêm và sáng sủa nhất.

Bàn thờ Phật
Bàn thờ Phật đem lại cảm giác thanh tịnh cho ngôi nhà

Bàn thờ gia tiên

Bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng trong mỗi gia đình Việt, thể hiện lòng hiếu kính và biết ơn đối với tổ tiên. Việc bài trí bàn thờ đòi hỏi sự cẩn trọng, từ cách sắp xếp bát hương, đèn nến, đến hoa quả và đồ cúng, tất cả đều mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Không gian bàn thờ cần được giữ sạch sẽ, trang nghiêm, tạo cảm giác an lành và thanh tịnh, tuân thủ các nguyên tắc bài trí bàn thờ truyền thống.

Mỗi vật phẩm trên bàn thờ không chỉ là vật trang trí, mà còn gửi gắm những tâm niệm và lời cầu nguyện của gia đình. Đặc biệt, cách bài trí hợp phong thủy sẽ góp phần mang lại may mắn và bình an cho cả nhà. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống mà người Việt luôn trân quý và gìn giữ.

Bàn thờ Phật chung với gia tiên
Mẫu bàn thờ có thể thờ chung Phật với gia tiên

Bàn thờ Thần Tài

Thần tài là vị thần mang tài lộc lại cho gia đình nên thường những nhà nào kinh doanh đều có riêng một bàn thờ Thần Tài. Bàn thờ Thần Tài thường được đặt ở những nơi góc nhà hoặc hàn hiên, bàn thờ cũng không cần cầu kì, thường chỉ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thiếp vàng. Trong những ngày sóc, vọng, giỗ tết thì cúng mặn và có khi cả một mâm cỗ. Ngày thường Thần Tài cúng rất đơn giản, chỉ có trầu nước và trái cây.

Bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài thường xuất hiện ở các gia đình kinh doanh

Nguyên tắc bài trí bàn thờ đúng phong thủy

Hướng bàn thờ

Hướng bàn thờ không chỉ là vấn đề về vị trí mà còn liên quan đến yếu tố tâm linh và phong thủy. Đặt bàn thờ đúng theo các nguyên tắc bài trí bàn thờ sẽ tạo ra một không gian tâm linh trang nghiêm, giúp con cháu thành kính tưởng nhớ tổ tiên. Bên cạnh đó, việc lựa chọn hướng bàn thờ phù hợp với mệnh của gia chủ còn mang lại nhiều may mắn, tài lộc và sức khỏe cho cả gia đình.

  • Mệnh Mộc: Hướng Đông và Đông Nam là những hướng tốt nhất, mang đến sự sinh sôi, phát triển.
  • Mệnh Hỏa: Hướng Nam và Đông Nam sẽ giúp gia chủ mệnh Hỏa gặp nhiều may mắn, sự nghiệp thăng tiến.
  • Mệnh Thủy: Hướng Bắc và Đông Bắc rất hợp với người mệnh Thủy, mang lại sự bình an, ổn định.
  • Mệnh Kim: Hướng Tây và Tây Bắc sẽ giúp gia chủ mệnh Kim có nhiều cơ hội phát triển, sự nghiệp thuận lợi.
  • Mệnh Thổ: Hướng Tây Nam và Đông Bắc là những hướng tốt cho người mệnh Thổ, mang lại sự vững chắc, ổn định.

Khi chọn hướng bàn thờ, cần tránh đặt bàn thờ ở những nơi tối tăm, ẩm thấp, hoặc đối diện với nhà vệ sinh, bếp nấu. Không nên đặt bàn thờ dưới xà nhà, gầm cầu thang, hoặc nơi có gió lùa mạnh. Ngoài ra, cần tránh đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt, và không nên để bàn thờ đối diện trực tiếp với cửa chính. Việc lựa chọn hướng bàn thờ hợp lý sẽ giúp mang lại sự bình yên, may mắn và tài lộc cho gia đình.

Nguyên tắc bài trí bàn thờ - Hướng bàn thờ
Mọi người thường lựa chọn hướng bàn thờ phù hợp với mệnh của gia chủ

Vị trí đặt bàn thờ

Trong tâm thức đến cách thức bài trí bàn thờ của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, bàn thờ cần đặt tại vị trí trung tâm, trang trọng nhất của ngôi nhà. Với nhà phố hiện nay phổ biến cách đặt phòng thờ trên tầng thượng để thoáng khí, giảm các va chạm trong sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp nhà ít người, hoàn cảnh khó khăn, nhà 1 tầng hoặc căn hộ chung cư thì thường gắn bàn thờ với không gian phòng khách.

Đặt bàn thờ vào giữa ngôi nhà tạo thành không gian mở, có thể gần giếng trời, sân vườn, không nhất thiết phải rộng, chỉ cần đủ đề bài trí theo tín ngưỡng riêng và tuân thủ theo các nguyên tắc bài trí bàn thờ. Trong trường hợp nhà quá chật muốn đặt bàn thờ trong phòng cách thì cần thiết kế hài hòa. Có thể có tầm màn che không gian bàn thờ lại, khi không hành lễ có thể che lại.

Theo quan niệm xưa, bàn thờ thường đặt ở gian giữa. Tuy nhiên ngày nay việc đặt bàn thờ ở giữa không còn phù hợp với phong thủy vì hương khói nghi ngút sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên gia đình. Chính vì vậy, việc đưa phòng thờ lên tầng trên cùng là hợp lý và trang nghiêm nhất.

Nguyên tắc bài trí bàn thờ - Vị trí đặt bàn thờ
Bàn thờ nên đặt ở nơi trang trọng, thoáng đãng và sạch sẽ

Cách đặt bài vị trên bàn thờ

Các nguyên tắc bài trí bàn thờ cùng bài vị:

  • Trung tâm: Bài vị thường được đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ, nơi trang trọng và cao ráo nhất. Điều này thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên.
  • Thứ tự: Bài vị của tổ tiên thường được đặt theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, theo dòng họ. Bài vị của ông bà thường được đặt ở vị trí cao hơn so với con cháu.
  • Hướng mặt: Mặt bài vị thường hướng ra phía ngoài, tức là hướng về phía cửa chính để các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng nhìn thấy và thắp hương.

Ngoài ra còn có một số lưu ý khi đặt bài vị:

  • Khoảng cách: Giữa các bài vị cần có khoảng cách hợp lý để tạo sự thông thoáng và cân đối.
  • Chiều cao: Bài vị của tổ tiên thường được đặt trên một tấm ván hoặc giá đỡ để nâng cao so với mặt bàn thờ.
  • Vật phẩm trang trí: Có thể đặt thêm các vật phẩm trang trí như hoa, nến, đèn… để tạo không gian trang nghiêm và ấm cúng. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên đặt quá nhiều đồ vật làm che khuất bài vị.
  • Vệ sinh: Bài vị cần được lau chùi thường xuyên để giữ gìn sự sạch sẽ và trang trọng.
Nguyên tắc bài trí bài vị bàn thờ
Bài vị đặt trên bàn thờ phải được lau sạch sẽ để mang lại sự trang nghiêm

Cách đặt bát hương bàn thờ

Bát hương được đặt chính giữa bàn thờ và được sắp xếp đúng nguyên tắc bài trí bàn thờ tùy thuộc vào số lượng bát hương trên bàn thờ. Thông thường bàn thờ thường được đặt 3 bát hương, chính giữa là bát hương to nhất cho thần linh, hai bên là bát hương thờ gia tiên bên phải và Ông Mãnh Bà Cô bên trái với kích thước nhỏ hơn.

Nếu chúng ta nhìn theo hướng bàn thờ nhìn ra thì di ảnh người nam đặt bên tay trái và người nữ sẽ ở bên phải. Ngược lại, nhìn từ ngoài vào thì di ảnh của người nam được đặt bên phải, di ảnh người nữ được đặt bên trái trên bàn thờ.

Cách bài trí bát hương bàn thờ
Bát hương là vật phẩm quan trọng, thường đặt ở chính giữa bàn thờ

Bố trí di ảnh bàn thờ gia tiên

Vị trí đặt di ảnh thờ chuẩn là ngay sau bát hương và chính giữa bàn thờ. Di ảnh cũng phải được sắp xếp theo nguyên tắc “Nam tả – Nữ hữu”. Theo quan niệm truyền thống, “Nam tả, nữ hữu” có nghĩa là các vật phẩm, tượng thờ của nam sẽ được đặt ở bên trái và của nữ sẽ được đặt ở bên phải. Nguyên tắc này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với các vị thần linh mà còn phản ánh sự cân bằng giữa âm và dương trong vũ trụ.

Cách lựa đồ bài trí cho không gian thờ

Gỗ là đồ thích hợp nhất cho phòng thờ, màu càng sậm càng mang tính tôn nghiêm.  Đối với nền của căn phòng, dù bằng gỗ hay trải chiếu, thảm thì sử dụng màu nhẹ, tránh tương phản mạnh làm “khuấy động” không gian vốn cần sự tĩnh lặng. Nếu được có thể sử dụng kèo gỗ, mái ngói, vách lộ hoặc những chất liệu thô mộc biểu trưng như đền, đình.

Những gia đình có diện tích lớn, có thể có một tầng riêng làm không gian thờ, có thể chọn mua tủ thờ. Các loại tủ thờ được làm bằng gỗ đắt tiền như chạm giả cổ bằng gỗ trắc, lim. Nếu diện tích nhà tương đối nhỏ, bạn nên chọn mua bàn thờ. Bàn thờ đa dạng và phong phú hơn tủ thờ, bao gồm nhiều loại như gỗ chạm, sơn son thiếp  vàng, sơn trần.

Cách chọn đồ bài trí không gian thờ
Những gia đình có không gian thờ rộng rãi có thể chọn mua tủ thờ

Những điều cần tránh khi bố trí bàn thờ

Nguyên tắc bài trí bàn thờ còn bao gồm những điều sau

  • Bàn thờ không nên đặt sát nhà tắm và không nên nhìn ra hai hướng Đông Bắc, Tây Nam, vì điều này vi phạm nguyên tắc bài trí bàn thờ trong phong thủy
  • Không nên đặt ở lối đi
  • Không dùng gỗ đã dùng rồi để làm bàn thờ
  • Bàn thờ không nên đặt ở chỗ chật hẹp, hoặc đối diện quá gần tường.
  • Bàn thờ không nên hướng ra cửa phòng, không nên đối diện nhà vệ sinh, bếp; không nên lưng tựa giường ngủ, bếp, nhà vệ sinh, không nên đặt trong phòng phủ.
  • Bàn thờ đại kỵ vô căn tức là treo cách ly khỏi mặt đất. Không thể đặt trên cửa lớn. Bởi cửa lớn là nơi qua lại nếu đặt bàn thờ chỗ đó khí tất động liên tục khiến Thần Linh không yên vị được
  • Bàn thờ kỵ đặt dưới xà nang, mọi việc sẽ khó yên, hay gãy đổ.
  • Bàn thờ không nên đặt bên cạnh máy lạnh, như thế là thủy hỏa tương xung dễ dẫn đến quỷ thai, tranh cãi, trở mặt thành thù.
Những điều kiêng kỵ khi bài trí bàn thờ
Không nên dùng lại bàn thờ cũ của người khác để thờ cúng

Xem thêm:

Việc tuân thủ các nguyên tắc bài trí bàn thờ, từ vị trí đặt bàn thờ, hướng thờ đến các vật phẩm đi kèm, mang lại sự cân bằng giữa yếu tố tâm linh và phong thủy. Một cách bày bàn thờ phong thủy hợp lý sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn và tài lộc, đồng thời duy trì được truyền thống tôn kính tổ tiên trong mọi hoàn cảnh. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết và hãy tiếp tục theo dõi website Chánh Tâm để cập nhật thêm kiến thức bổ ích!